Staff Policy

Dương Dương Investment and Development Co., Ltd

 NỘI QUY LAO ĐỘNG

 



 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Nội quy lao động là những quy định chung của Công ty, bắt buộc toàn thể NV (nhân viên) phải thi hành khi làm việc trong Công ty.

 

Điều 2: Nội quy lao động áp dụng cho tất cả nhân NV làm việc trong Công ty theo các hình thức hợp đồng lao động, kể cả người lao động đang trong thời gian thử việc, học nghề.

 

Điều 3: Bản nội quy này có hiệu lực từ ngày được Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Dương Dương thoả thuận với Ban chấp hành công đoàn của Công ty và được đăng ký tại Phòng Lao động và thương binh Xã hội. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định trong bảng nội quy này.



 

CHƯƠNG II

THỜI GIAN LÀM VIỆC

 

Điều 5: Thời gian làm việc của NV trong toàn Công ty được quy định như sau:

  1. Trong điều kiện và môi trường làm việc bình thường một ngày làm việc 8 tiếng.
  1. Do kinh doanh trong ngành dịch vụ, Người lao động có thể sẽ được huy động làm thêm giờ nhưng thời gian làm thêm không vượt quá 50% số giờ làm việc trong ngày, tổng thời gian làm thêm không vượt quá 200 giờ trong 1 năm. Số giờ làm thêm sẽ được trả lương làm thêm giờ (tiền lương làm thêm giờ được quy định cụ thể trong Quy chế tiền lương) hoặc được bố trí nghỉ bù.
  2. Tất cả NV phải nghiêm chỉnh chấp hành giờ giấc quy định, không đi muộn về sớm. Trường hợp có lý do chính đáng phải được sự đồng ý của người phụ trách trực tiếp hoặc của Ban lãnh đạo Công ty.

 

Điều 6: Thời gian nghỉ ngơi của NV trong toàn Công ty được quy định như sau:

  1. Đối với NV văn phòng, lễ tân, quản lý: 
  2. Đối với NV tổ buồng: Tuần làm việc 6 ngày, sau mỗi tuần làm việc Người lao động được nghỉ 01 ngày (24 giờ liên tục) vào ngày thứ 7 hoặc Chủ Nhật. Nếu do nhu cầu công việc không thể nghỉ hàng tuần được thì số ngày nghỉ phải đi làm đó được thanh toán lương ngoài giờ hoặc nghỉ bù vào ngày khác. Đối với Người lao động làm việc theo ca thì ngày nghỉ tuần được tính theo vòng ca.
  3. Đối với NV bảo vệ an ninh toà nhà:
  4. NV được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương 09 ngày lễ trong năm như sau:

Nếu ngày lễ trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì Người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Nếu do yêu cầu công việc không nghỉ đúng vào các ngày lễ được thì Người lao động được bố trí nghỉ bù vào ngày khác và Công ty phải thanh toán thêm tiền chênh lệch (VD: ngày lễ đi làm sẽ được hưởng 300% lương nên khi nghỉ bù vào ngày khác thì sẽ được hưởng thêm phần chênh lệch là 300% - 100% = 200%).

4. Người lao động nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương như sau:

Các trường hợp khác thì phải có đơn xin nghỉ phép và chỉ được nghỉ khi có sự đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty.

  1. Người lao động làm việc 12 tháng liên tục trong một năm tại Công ty thì được nghỉ phép 12 ngày, hưởng nguyên lương. Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên công tác, cứ 5 năm làm việc được nghỉ phép thêm 01 ngày.
  2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

Thời gian bố trí nghỉ phép cho NV năm nào giải quyết dứt điểm vào năm đó. Trường hợp NV không nghỉ phép hoặc nghỉ không hết ngày thì số ngày phép còn lại sẽ được quy ra tiền để Công ty thanh toán lại.



 

CHƯƠNG III

TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY

 

Điều 7: Trong thời gian làm việc, mọi người phải chấp hành nghiêm túc nội quy, kỷ luật để hoàn thành tốt công việc được giao.

 

Điều 8: Nghiêm cấm NV uống rượu, bia trong giờ làm việc và vi phạm những điều sau đây:

 

Điều 9: Về trang phục: Tất cả NV trong Công ty khi đi làm phải mặc lịch sự, gọn gàng, bộ phận nào có đồng phục thì phải thực hiện đúng theo quy định.

 

Điều 10: Trật tự trong Công ty được quy định như sau:

  1. Khi ra vào Công ty phải chịu sự kiểm tra của bảo vệ Công ty, phương tiện đi lại phải để đúng nơi quy định
  2. Hết giờ làm việc, mọi người phải ra về. Nếu cần ở lại vì bất kỳ việc gì thì phải báo trước cho người phụ trách.
  3. Khách đến liên hệ công tác, xã giao, việc riêng… phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bảo vệ Công ty hoặc NV văn phòng.




 

CHƯƠNG IV

AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG

 

Điều 11: Đối với công tác an toàn lao động được quy định như sau:

  1. Công ty có trách nhiệm trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp với yêu cầu của công việc cho Người lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện cho Người lao động.
  2. Tùy trường hợp cụ thể, Người lao động phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động theo quy định.
  3. Mọi người lao động phải tuân thủ các quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ. Không làm bừa, làm ẩu, làm mất vệ sinh trong cơ quan, nơi làm việc.
  4. Trường hợp nơi làm việc , máy móc thiết bị có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Người lao động có quyền từ chối làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình cũng như người khác và phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp. Người phụ trách trực tiếp không được buộc Người lao động tiếp tục làm việc hoặc trở lại làm việc đó khi nguy cơ chưa được khắc phục.
  5. Người lao động có bệnh, mệt mỏi được phép xin nghỉ để đảm bảo cho sức khoẻ của người đó và chất lượng công việc.
  6. Trước khi nghỉ việc ra về, phải kiểm tra và thực hiện các biện pháp an toàn nơi làm việc.

 

Điều 12: Vệ sinh lao động phải được thực hiện thường xuyên hàng ngày:

Thực hiện nếp sống văn minh và chấp hành tốt các quy định về an toàn, vệ sinh của Công ty và địa phương nơi cư trú.




 

CHƯƠNG V

BẢO VỆ TÀI SẢN VÀ BÍ MẬT VẬN HÀNH KINH DOANH

 

Điều 13: Việc bảo vệ tài liệu, tài sản, bí mật doanh nghiệp được quy định như sau:

  1. Không được tự ý cung cấp tài liệu, số liệu của Công ty cho bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khi chưa được sự đồng ý của người phụ trách trực tiếp hoặc Ban lãnh đạo Công ty.
  2. Không mang tài liệu mật hoặc tài liệu cần bảo quản lưu trữ về nhà riêng (trừ trường hợp được lãnh đạo trực tiếp cho phép).
  3. Toàn thể NV của Công ty phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản được giao quản lý, không để hư hỏng, mất mát.
  4. Việc mua sắm vật tư, thiết bị, sửa chữa, cấp phát phải được sự phê duyệt của Ban lãnh đạo Công ty.
  5. Trước khi ra về phải tắt hết nguồn điện, nước, lửa nơi làm việc. Cất giữ tài liệu, khoá cửa phòng làm việc, kho cẩn thận.




 

CHƯƠNG VI

QUY CHẾ KHEN THƯỞNG

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 

  1. CĂN CỨ

 

  1. PHẠM VI

 

  1. NỘI DUNG

PHẦN I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

  1. Lương chính:

Là mức lương trả cho người lao động làm hành chính trong điều kiện bình thường theo thời gian làm việc thực tế trong tháng. Mức lương này được xác định theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng.

 

  1. Lương đóng bảo hiểm xã hội:

Là mức tiền lương và phụ cấp theo lương theo quy định tại khoản 1 điểm a tại khoản 2 điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

 

  1. Lương thử việc:

Được hưởng 85% lương mức lương của công việc đó.

 

  1. Lương khoán:

Là mức lương dành cho cá nhân trực tiếp làm công việc có tính chất thời vụ, vụ việc, những công việc được giao trong khoảng thời gian nhất định, theo khối lượng công việc chi tiết qua hợp đồng khoán việc.

 

  1. Cách tính lương:

Sử dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế trong tháng bằng ngày công chấm chuẩn làm việc tháng.

 

  1. Lương thời gian:

Được áp dụng cho tất cả nhân viên và các lãnh đạo tham gia làm việc tại công ty.




 

PHẦN II
CÁC KHOẢN TRỢ CẤP VÀ PHỤ CẤP

 

Ngoài mức lương chính nhận được qua thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng lao động thì người lao động còn nhận được các khoản trợ cấp và phụ cấp như sau:

 

  1. Phụ cấp:

1.1. Chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh, Kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo các mức sau:

 

 

Chức danh

Giám đốc

Phó GĐ

Kế toán trưởng

Trưởng phòng kinh doa

Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm (VNĐ)

3,000,000 

2,000,000 

1,000,000 

1,500,000

 

1.2. Tất cả người lao động chính thức (ngoại trừ lao động thời vụ) ký hợp đồng lao động trên 03 tháng: được hưởng các loại phụ cấp sau:


 

Chức danh

Mức phụ cấp/ tháng (VNĐ)

Ăn trưa

Điện thoại

Xăng xe

Giám đốc

1,500,000

1,000,000

500,000

Phó GĐ

1,400,000

800,000

400,000

Kế toán trưởng

1,300,000

700,000

300,000

Trưởng phòng kinh doanh

1,200,000

800,000

800,000

Nhân viên kế toán

1,000,000

500,000

300,000

Nhân viên kinh doanh

1,000,000

300,000

300,000

Nhân viên bán hàng

1,000,000

300,000

300,000

Thủ quỹ

1,000,000

300,000

300,000

Thủ kho

1,000,000

300,000

300,000

 

Ghi chú: 

 

1.3. Người lao động ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng (thời vụ, khoán, thử việc): được thỏa thuận các khoản phụ cấp cụ thể trong hợp đồng lao động.

 

  1. Trợ cấp:

 

  1. Các khoản phúc lợi khác:

3.1. Chế độ hiếu hỉ:

3.2. Hàng năm: Hàng năm công ty tổ chức cho người lao động đi thăm quan, nghỉ mát, thắng cảnh, du lịch tại địa điểm của do ban lãnh đạo công ty lựa chọn.




 

PHẦN III

TÍNH VÀ TRẢ LƯƠNG

 

  1. Việc tính lương dựa trên cơ sở: chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian trả lương cho người lao động đúng quy định.
  2. Cơ sở tính lương cho người lao động: căn cứ vào tời gian làm việc tại bảng chấm công.

Tiền lương tháng = (Tiền lương chính + Phụ, trợ cấp (nếu có))/ 26 x số ngày làm việc thực tế.

  1. Hạn trả lương: tất cả nhân viên lãnh đạo công ty được chi trả tiền lương vào ngày 15 hàng tháng.
  2. Tiền lương làm thêm giờ: căn cứ theo cách tính quy đinh hiện hành của Bộ luật lao động như sau:

4.1. Làm thêm vào ngày thường:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) x 150% x Lượng giờ làm thêm

4.2. Làm thêm vào ngày Chủ nhật:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) x 200% x Lượng giờ làm thêm

4.3. Làm thêm vào ngày lễ, Tết:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương (theo giờ) x 300% x Lượng giờ làm thêm

 

  1. Công tác phí:

5.1. Đi về trong ngày: 300 ngàn đồng/ ngày

5.2. Đi về cách ngày:

a) Cán bộ đến công tác tại nơi núi cao, hải đảo, biên giới, vùng sau hưởng phụ cấp 500 ngàn đồng/ ngày.

b) Cán bộ công tác tại thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh đồng bằng, trung du hưởng phụ cấp 350 ngàn đồng/ ngày.

c) Ngoài tiền phụ cấp lưu trú trên, người lao động sẽ được thanh toán tất cả chi phí ăn ở, đi lại theo thực tế phát sinh (theo chứng từ xác nhận).

 

  1. Ngày nghỉ được hưởng nguyên lương:

6.1. Nghỉ lễ, tết: theo quy định của Bộ luật lao động

6.2. Bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày

6.3. Con kết hôn: nghỉ 01 ngày

6.4. Cha mẹ mất (kể cả bên chồng, vợ) vợ hoặc chồng, con mất: được nghỉ 03 ngày

6.5 Nghỉ phép: Người lao động xin thôi việc có đơn xin nghỉ phép mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa được nghỉ hết số ngày phép năm thì sẽ được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ này.

Người lao động đang trong thời gian thử việc hoặc chưa ký hợp đồng lao động thì chưa hưởng các chế độ của nhà nước quy định.




 

PHẦN IV

THỦ TỤC VÀ CHẾ ĐỘ XÉT TĂNG LƯƠNG

 

Chế độ xét tăng lương: mỗi năm lãnh đạo công ty sẽ họp bàn xét tăng lương cho nhân viên một lần vào tháng 03 hàng năm.

 

Niên hạn và đối tượng được xét tăng lương: Những nhân viên có đủ thâm niên 02 năm hưởng một mức lương (kể từ ngày xếp lương lần liền kề với ngày xét tăng lương mới) với điều kiện là hoàn thành tốt công việc được giao, không vi phạm quy định lao động. Có vi phạm cho vào diện xét. Năm sau mới được xét nâng lương, và với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động.

 

Thủ tục xét nâng lương: Ban lãnh đạo công ty sẽ họp và công bố việc xét duyệt để xét duyệt. Những nhân viên chưa được xét tăng lương thì giám đốc công ty sẽ giải thích cho cán bộ công nhân viên yên tâm công tác.

 

Mức nâng của mỗi bậc lương: 10 – 20% mức lương hiện tại tùy theo hiệu quả kinh doanh của công ty. Mức này dựa vào thang bảng lương ký với cơ quan bảo hiểm xã hội, phòng LĐTBXH.




 

CHƯƠNG VII

CHẾ ĐỘ THƯỞNG

 

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 

  1. ĐỊNH NGHĨA

 

  1. PHẠM VI

 

  1. NỘI DUNG
  1. Các hình thức khen thưởng:
  1. Thưởng lễ 30/4 & 1/5, Ngày Quốc khánh, Tết dương lịch:

 

  1. Thưởng thâm niên:

 

  1. Thưởng tháng lương 13 (tết Âm lịch):

 

  1. Thưởng chuyên cần:

 

  1. Thưởng tiết kiệm tài nguyên cho Công ty:

 

  1. Thưởng đạt chất lượng:

 

  1. Thưởng năng suất:

 

  1. Thưởng đạt doanh thu:

 

  1. Thưởng sáng kiến:

 

     2. Quy trình xét thưởng

  1. Đề nghị xét thưởng:

 

  1. Phê duyệt

 

  1. Tổ chức xét thưởng




 

CHƯƠNG VIII

 

QUY CHẾ KỶ LUẬT

 

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 

  1. ĐỊNH NGHĨA

 

  1. PHẠM VI

 

  1. NỘI DUNG
  1. Các hình thức kỷ luật:

Công ty có thể áp dụng các hình thức kỷ luật sau đối với người lao động:

 

Đối với các hành vi gây thiệt hại cho Công ty từ 500,000 VNĐ trở lên, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty, gây ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty đều bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật kể trên. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức nào sẽ được căn cứ trên từng trường hợp cụ thể.

 

Ngoài các trường hợp trên, người lao động sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật theo các quy định sau:

 

  1. Khiển trách bằng lời nói:

KHIỂN TRÁCH BẰNG LỜI NÓI được áp dụng khi người lao động thuộc ít nhất một trong các hành vi sau:

 

  1. Khiển trách bằng văn bản:

KHIỂN TRÁCH BẰNG VĂN BẢN được áp dụng khi người lao động thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

 

  1. Kéo dài thời hạn tăng lương không quá 06 tháng hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 06 tháng hoặc khấu trừ tiền lương hoặc cách chức:

Áp dụng khi người lao động thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

 

Người lao động vi phạm sẽ được tự động phục hồi lại vị trí công việc có mức lương cũ nếu không tái vi phạm kỷ luật sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp công việc cũ không còn hoặc không thể bố trí công việc cũ thì hai bên sẽ thỏa thuận để giải quyết trên cơ sở bảo đảm quyền lợi về mặt phúc lợi cho Người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết. Nếu người lao động đã có những tiến bộ tích cực trong việc sửa chữa sai phạm của mình sau khi đã chấp hành kỷ luật được 3 tháng và có ý kiến đề nghị của Trưởng bộ phận, Ban GĐ thì GĐ có thể ra quyết định rút ngắn thời hạn kỷ luật.

 

Khi có quyết định về việc huỷ bỏ hoặc giảm bớt thời hạn thi hành kỷ luật của biện pháp kỷ luật này, GĐ sẽ ban hành một quyết định bằng văn bản và nhân viên Hành chính nhân sự sẽ sắp xếp cho Người lao động được nhận trở lại công việc đã đảm nhiệm trước khi bị kỷ luật hoặc bố trí một công việc nào khác tương đương phù hợp với năng lực của Người lao động.

 

  1. Sa thải

SA THẢI được áp dụng khi người lao động thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:


 

V. CÁC MỨC PHẠT KHÁC